Giá dầu thô Mỹ tăng mạnh khi tồn trữ dầu thô của nước này tăng ít hơn so với dự kiến và tồn trữ xăng giảm, làm gia tăng lạc quan tiêu thụ nhiên liệu, kéo giá đường tăng lên. Trước đó, triển vọng sản lượng đường Brazil đạt mức cao kỷ lục, cùng với nhu cầu tại Ấn Độ sụt giảm khiến giá đường chạm mức thấp nhất 12,5 năm.

Phiên giao dịch hôm nay 30/4, giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 0,42 US cent tương đương 4,5% lên 9,76 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 9,5 USD tương đương 3% lên 321,2 USD/tấn.

Diễn biến giá đường trắng (USD/tấn)

Giá 1 tháng trước

(30/3)

Giá 1 tuần trước

(23/4)

Giá mới nhất

(30/4)

Tăng/giảm trong 1 tuần qua (%)

Tăng/giảm trong 1 tháng qua (%)

356.1

322.0

330.3

2,58

-7,25

Đồ thị giá đường trắng tại London trong 1 tháng qua

Diễn biến giá đường thô (US cent/lb)

Giá 1 tháng trước

(30/3)

Giá 1 tuần trước

(23/4)

Giá mới nhất

(30/4)

Tăng/giảm trong 1 tuần qua (%)

Tăng/giảm trong 1 tháng qua (%)

10.73

9.84

10.02

1,83

-6,62

Đồ thị giá đường thô tại New York trong 1 tháng qua
Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, ngành đường toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều diễn biến bất lợi từ giá dầu và đại dịch Covid-19. Một số quốc gia như Brazil, Thái Lan, Anh, Thụy Điển đã kết thúc vụ 2019/20 vào tháng 3 nhưng kết quả không khởi sắc. Thái Lan dừng sớm hai tháng so với mọi năm và sản lượng mía giảm 40% do thời tiết khô hạn.
Năng suất ổn định trở lại, nhu cầu tiêu thụ cao nhưng ngành mía đường của Costa Rica vẫn gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng mía và sản lượng giảm. Các nhà sản xuất chủ yếu là hộ nông dân nhỏ, giá mía thấp trong khi chi phí sản xuất cao và thiếu hụt lao động.
Costa Rica dự kiến xuất khẩu 220.000 tấn đường trong vụ 2019/20, tăng 6% so với cùng kì vụ trước. Các thị trường nhập khẩu chính bao gồm Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Bahamas. Trong đó, lượng đường Mỹ nhập khẩu bao gồm cả hạn ngạch của WTO, hạn ngạch theo Hiệp định thương mại CAFTA-DR và đường nhập tái xuất.
Ngược lại, Costa Rica chủ yếu nhập khẩu đường trắng từ Brazil, đạt gần 8.000 tấn trong năm 2019, cao gấp 1,3 lần so với năm 2015. Nhập khẩu tiếp tục tăng lên bất chấp mức thuế bảo hộ trong nước tăng cao. Trong khi đường nhập khẩu chủ yếu để tiêu thụ trong nước.
Cũng theo nguồn này, diện tích trồng mía có thể không tăng trong vụ 2020/21, đạt khoảng 55.000 ha. Ngoài tỉnh Guanacaste, khu vực trồng mía vẫn chịu áp lực từ các ngành trồng trọt khác ở những nơi khác. Nông dân cũng chịu áp lực kinh tế do giá mía thấp, chi phí sản xuất lớn và một số trường hợp ảnh hưởng từ việc thắt chặt luật lao động và di cư gây ra thiếu hụt lao động nước ngoài.
Tổ chức LAICA ước tính niên vụ 2020/21, sản xuất đường tăng 2% lên khoảng 440.000 tấn, thời tiết được kì vọng tốt hơn năm 2019 khi lượng mưa trở về mức bình thường.

Nguồn: VITIC/Reuters