Hiện tại, nhà sản xuất nội địa duy nhất là Malaysian Newsprint Industries (MNI) cung cấp 70% nhu cầu giấy in báo cả nước. Còn lại là nhập khẩu, chủ yếu là từ các nước mà MNPA đã nêu tên. Thuế hải quan đối với giấy in báo dao động từ 5% nếu nhập khẩu từ các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 10% nếu nhập khẩu từ các nước khác. Malaysia, Indonesia và Philippines là thành viên ASEAN, cùng với 7 quốc gia khác trong khu vực.
Theo Hiệp đinh thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ASEAN, các thành viên nhất trí ban hành mức thuế là 0% vào năm 2010, chính thức đối với nhập khẩu trong khu vực ASEAN. Mục đích đơn của MNPA là nhằm hỗ trợ ngành giấy in báo trong nước đang gặp nhiều thách thức nghiêm trọng như số lượng phát hành giảm và cạnh tranh gay gắt từ phía các phương tiện quảng cáo khác. Việc gỡ bỏ thuế hải quan sẽ làm giảm sức ép chi phí cho các nhà xuất bản. MNPA sẽ không kêu gọi gỡ bỏ thuế chống bán phá giá đánh vào giấy in báo nhập khẩu từ các nước trên.
Năm 2003, Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia (MITI) đã đánh thuế chống bán phá giá từ 5,59% lên 43,24% đối với giấy in báo có xuất xứ từ Canada, Indonesia, Hàn Quốc, Phillipin và Mỹ, do có khiếu nại từ phía MNI. Các thuế này có hiệu lực trong 5 năm. Cuối năm ngoái, MITI quyết định kéo dài thời gian áp thuế thêm 5 năm sau khi xem xét lại. Các nhà chức trách kết luận rằng giấy in báo có xuất xứ từ 5 nước trên vẫn đang được bán phá giá, gây tổn hại đến ngành giấy in báo Malaysia.
 

Nguồn: Internet