*Giá thực phẩm tiếp tục tăng

Giá đường bán lẻ ở ngoài siêu thị đã lên đến 25.000 đồng/kg (giá đường bình ổn 18.000 đồng/kg).

Giá dầu ăn tuần trước 34.000 đồng, nay đã tăng thêm 1.000 đồng/lít. Tại các chợ lẻ ở TP.HCM, giá rau củ quả đã tăng thêm khoảng 20% so với tuần trước. Cụ thể xàlách từ 35.000 lên 40.000 đồng/kg, cà chua từ 12.000 lên 15.000 đồng/kg, rau muống 10.000 đồng lên 14.000 đồng/kg… Mức chênh lệch giá giữa chợ sỉ và chợ lẻ từ bình quân 20% nay đã lên đến hơn 50%, có mặt hàng lên 80% như rau lá mà theo các tiểu thương do ảnh hưởng thời tiết, sức mua chậm nên hư hỏng nhiều. Nhiều loại rau củ nhập từ Trung Quốc tăng giá thêm 2.000 – 3.000 đồng/kg tại chợ đầu mối cũng đẩy giá bán lẻ tăng thêm khoảng 5.000 đồng/kg như tỏi, hành, càrốt…

*Giá thịt heo tăng

Giá thịt heo tại các trang trại ở Đông Nam bộ bất ngờ tăng mạnh. Hiện nay, giá heo hơi tăng thêm 3.500 đồng/kg lên 36.500 đồng/kg đối với loại heo trại.

Bước điều chỉnh này kéo giá heo mảnh và heo pha lóc về chợ đầu mối tăng theo, dao động từ 2.000-8.000 đồng/kg. Heo mảnh loại ngon có giá 47.000 đồng/kg, tăng 5.000-8.000 đồng/kg, thịt heo pha lóc như heo đùi: 55.000-57.000 đồng/kg, tăng 3.000-5.000 đồng/kg.

*Giá phân bón tăng nhanh

Giá lúa tại ĐBSCL tăng liên tục kể từ đầu tuần và đến ngày 11-11 ở mức 6.500 đồng/kg với lúa hạt dài, lúa IR 50404.

Giá phân bón tại các địa phương đang tăng nhanh và đã ở mức cao nhất kể từ đầu năm. Nếu như tuần trước giá phân urê tăng 800 đồng/kg lên mức 8.000 đồng/kg thì đến ngày 11-11, giá phân urê thấp nhất cũng ở mức 8.500 đồng/kg, một số nơi giá bán trên 9.000 đồng/kg.

Phân DAP còn tăng mạnh hơn với mức tăng 500-2.000 đồng/kg tùy loại và tùy từng địa phương. Hiện DAP tại An Giang ở mức 12.200 đồng/kg (của Trung Quốc) đến 14.000 đồng/kg (của Philippines).

*Giá lúc liên tục tăng

Giá lúa tại ĐBSCL tăng liên tục kể từ đầu tuần và đến ngày 11-11 ở mức 6.500 đồng/kg với lúa hạt dài, lúa IR 50404, còn lúa thơm có giá trên 7.000 đồng/kg. So với tuần trước, giá lúa tăng thêm khoảng 500-700 đồng/kg.

*Quýt ngọt Dương Phong được mùa và giá

Mới vào mùa thu hoạch quýt ngọt được nửa tháng, các chủ vườn quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) phấn khởi vì năm nay được mùa.

Mức giá bình quân 15.000 đồng/kg loại quả ngon tại vườn, cao gấp rưỡi, còn người mua buôn cũng có lời khi đem bán lẻ được hơn 20.000 đồng/kg quả ngon.

*Thủy sản nguyên liệu giá tăng, cung không đủ cầu

Tôm sú nguyên liệu loại 40 con/kg giá 120.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng so với trước. Tương tự như vậy, các loại tôm sú nguyên liệu khác đều tăng giá mạnh.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản Cà Mau cho biết, tôm nguyên liệu tăng giá mạnh khiến bà con nông dân rất phấn khởi. Hiện, tôm sú loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, tăng 60.000 đồng so với cùng thời gian này năm trước.

Tôm sú nguyên liệu loại 40 con/kg giá 120.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng so với trước. Tương tự như vậy, các loại tôm sú nguyên liệu khác đều tăng giá mạnh.

Nguyên nhân tôm sú nguyên liệu tăng mạnh ngoài yếu tố giá cả thị trường tăng chung, còn có một số yếu tố quan trọng khác, đó là tình hình xuất khẩu hàng thủy sản gặp nhiều thuận lợi. Nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản thế giới tăng mạnh, từ đó sản lượng xuất khẩu thủy sản cũng tăng. Ngoài ra, nhờ các nhà máy kết hợp tốt với nông dân, sự hợp tác giữa cung và cầu tốt nên bà con nông dân được các nhà máy mua nguyên liệu với giá cả hợp lý, không còn tình trạng bị thương lái ép giá như trước đây.

Đối với cá tra, hơn nửa tháng nay, cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục tăng, loại thịt trắng hiện đang đứng ở mức từ 18.500- 19.000 đồng/kg; với giá này, người nuôi thu lãi được khoảng 1.200- 1.800 đồng/kg

*Cà phê được mùa được giá

Tại các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu vào vụ thu hoạch cà phê với những tín hiệu của một mùa vụ được mùa lẫn được giá. Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk – tỉnh có sản lượng cà phê chiếm gần 40% sản lượng cả nước, niên vụ cà phê 2010-2011, tỉnh có khả năng đạt sản lượng từ 400.000 tấn cà phê nhân trở lên, cao hơn niên vụ trước 20.000 tấn, đồng thời giá cà phê hiện ở mức cao, hơn 35.000 đồng/kg cà phê nhân, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 10.

Hiện tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đáp ứng nguồn vốn cho nhu cầu vay tín dụng của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê để thu mua tạm trữ, xuất khẩu cà phê niên vụ này. Theo ước tính, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cần 15.000 -18.000 tỉ đồng vốn lưu động để phục vụ cho vay thu mua, tạm trữ cà phê xuất khẩu niên vụ này.

*Tháng 12 sẽ thừa đường

Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, tháng 12 sẽ thừa đường. Cả nước đang bước vào chính vụ sản xuất đường. Dự kiến, khoảng 27 nhà máy đường sẽ ép tổng cộng 1 triệu tấn mía trong tháng 11, cung cấp khoảng 70.000 tấn đường.

Lượng đường này cộng với 20.000 tấn đường tồn kho, sẽ đáp ứng gần đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước với mức tiêu thụ 100.000 tấn/tháng.

Ngoài ra, hạn ngạch nhập đường cấp cho các doanh nghiệp vẫn còn khoảng 100.000 tấn. Do đó, sang tháng 12 sẽ thừa đường. Dự báo, vào tháng 12 cả nước sẽ sản xuất được trên 200.000 tấn đường/tháng.

Còn theo nhận định của Phó cục trưởng Cục chế biến thương mại, nông lâm thủy sản, từ nay đến Tết Nguyên đán, Việt Nam sẽ không thiếu đường nhưng giá đường vẫn đứng ở mức cao. So với nhu cầu trong năm tới, Việt Nam sẽ thiếu 200.000 - 300.000 tấn.

(tổng hợp)

Nguồn: Vinanet