Giá nông sản trên thị trường thế giới đồng loạt tăng trong quý III, trong đó giá đường tăng mạnh nhất, và lúa mì, ngô cũng tăng giá mạnh.

Đồng USD giảm giá hấp dẫn các nhà đầu tư hướng vào thị trường hàng hoá. Hạn hán trầm trọng ở nhiều quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn khiến cho thị trường ngũ cốc càng thêm căng thẳng.

Đôla Mỹ giảm xuống mức thấp nhất của 8 tháng so với rổ tiền tệ. Kết thúc tháng, USD giao dịch ở mức giá 1,3643 USD/EUR. Đồng Đôla Mỹ giảm giá làm cho hàng hoá trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Đường đã tăng giá 46% trong quý III, là mặt hàng có giá tăng mạnh nhất trong quý, bởi thời tiết bất lợi ở nước sản xuất số 1 thế giới là Brazil sẽ làm giảm sản lượng năm nay. Hạn hán và cháy rừng - đã và đang gây trở ngại cho việc xuất khẩu lúa mì từ khu vực Biển Đen – đã đẩy giá lùa mì Mỹ tăng 45% trong quý III.

Giá lúa mì đã tăng 45% trong quý III, mức tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm, trong khi ngô và đậu tương tăng lần lượt 39,9% và 16,7%.

Trong quý III vừa qua, giá ngô đã có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2006.

Dầu cọ có quý tăng giá đầu tiên trong vòng 3 quý, với mức tăng 15%, do các báo cáo cho thấy dự trữ đậu tương ở Mỹ giảm.

Kết thúc quý, dầu cọ kỳ hạn tháng 12 trên Sở giao dịch hàng hoá Malaysia ở mức giá 2,730 ringgit (885 USD)/tấn.

Việc giá dầu cọ rẻ hơn nhiều so với dầu đậu tương đẩy tiêu thụ tăng. Hãng phân tích hạt có dầu thế giới có trụ sở ở Hamburg, Oil World, cho biết Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu cọ, một phần do giá dầu giảm so với giá dầu đậu tương.

Oil World cho biết: "Trung Quốc đưa tin đã tăng cường mua dầu cọ trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây, sau khi chỉ nhập rất ít trong tháng 8”.

Việc Trung Quốc tăng cường mua vào đã đẩy giá dầu cọ tăng, với giá FOB Châu Á rẻ hơn khoảng 115 – 137 USD/tấn so với giá dầu đậu tương Mỹ và Brazil trong tuần qua.

Giá dầu cọ Malaysia trong tháng 9 vừa qua đã tăng 21,3% so với tháng trước đó, một phần do xuất khẩu vào Trung Quốc tăng lên 302.000 tấn, so với 133.000 tấn nhập trong tháng 8.

Việc giảm mạnh lượng nhập khẩu dầu cọ trong tháng 7 và tháng 8, và lượng dự trữ giảm đã khiến Trung Quốc trở thành khách hàng tích cực sau thời điểm đó.

Mới đây Trung Quốc thông báo sẽ bán một phần dầu ăn dự trữ quốc gia thông qua việc đấu thấu thầu công cộng để làm giảm giá trong nước, trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục tăng.

Sản lượng dầu cọ ở Malaysia sẽ giảm 2% xuống còn 17,2 triệu tấn trong năm nay song sản lượng ở Indonesia có thể tăng thêm 500.000 tấn, Mistry cho biết.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và hàng hóa Bernard Dompok cho biết Malaysia có thể sản xuất 17,8 triệu tấn. Còn Indonesia cho biết sản lượng có thể giảm xuống còn 19 - 20 triệu tấn từ 21 triệu tấn trong năm 2009.

Nhu cầu dầu thực vật toàn cầu sẽ tăng 4,5 triệu tấn trong năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 10, vượt mức 3,8 triệu tấn tăng nguồn cung, Mistry cho biết.

Bộ Thương mại Indonesia thông báo tăng thuế xuất khẩu dầu cọ thô (CPO) lên mức 7,5% trong tháng 10, từ 6% của tháng 9. Mức thuế cao hơn đồng nghĩa với việc sản phẩm dầu cọ của Indonesia sẽ đắt hơn so với của Malaysia và rất có thể khiến xuất khẩu của quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới sẽ chậm lại trong tháng tới.

Bộ Thương mại không đưa ra lý do cho việc tăng thuế nói trên, tuy nhiên sự tăng hay giảm thuế xuất khẩu là dựa trên sự biến động của giá dầu cọ thô trên thị trường thế giới.

Indonesia đồng thời cũng tăng mức giá xuất khẩu CPO - mức giá được sử dụng để tính thuế - lên 836 USD/tấn, từ mức 804 USD/tấn của tháng 9.

Daniel Briesemann, nhà phân tích hàng hoá của ngân hàng Commerzbank ở Frankfurt dự báo giá cacao, đường và cà phê sẽ còn tăng hơn nữa, song giá lúa mì và ngô sẽ có sự điều chỉnh xu hướng trong tương lai gần.

(Vinanet)