Sản lượng giày của Trung Quốc năm 2013 đạt 14 tỉ đôi

Sản lượng giày của Trung Quốc năm 2013 tăng 5% so với cùng kỳ năm 2012, lên 14,2 tỉ đôi.

Đặc biệt, xuất khẩu cũng tăng 5%, lên 10,6 tỉ đôi (tương đương tăng 500 triệu đôi) trong năm 2013.

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc là hơn hoặc ít hơn một chút so với sản lượng giày của EU hoặc tổng sản lượng giày của Mexico và Thái Lan.

Chỉ có Việt Nam với mức tăng 10% trong sản lượng và một sự gia tăng tương tự trong xuất khẩu đã tốt hơn, trên cơ sở tỉ lệ % của Trung Quốc.

Với khoảng 800 triệu đôi giày được sản xuất, sản lượng giày Việt Nam ít hơn 6% so với tổng sản lượng của Trung Quốc.

900 triệu đôi giày của Brazil chỉ chiếm 6% của Trung Quốc.

Trong khi Ấn Độ tuyên bố sản xuất khoảng 2 tỉ đôi hàng năm, tương đương khoảng 14% tổng sản lượng của Trung Quốc, lưu ý rằng, một nửa hoặc hơn một nửa sản lượng của Ấn Độ đến từ các phân xưởng nhỏ và các cửa hàng đường phố chỉ phục vụ cho các khách hàng địa phương, và không phải cùng chất lượng như sản phẩm của Trung Quốc, chủ yếu sản xuất tại các nhà máy công nghiệp.

Sản lượng giày dép của một số nước, vùng lãnh thổ trong năm 2013
 

Nước/khu vực

Sản lượng (tr đôi)

Xuất khẩu (tr đôi)

Nhập khẩu (tr đôi)

Trung Quốc

14.200 (5,2)

10.577 (5)

56(12)
Ấn Độ
2.065(0)

130 (10,0)

90 (10,0)

Brazil

900 (4,1)

123 (8,5)

39 (9,6)

Việt Nam

800 (10,0)

700 (10,0)

30 (10)

Indonesia

725 (3,6)

229 (7,0)

33(10,0)
EU
600(1,4)

217 (6,0)

2.381,7 (4,1)

Mexico

245 (-7,5)

26 (0)

85 (10,4)

Thái Lan

250 (0)

100 (-9,0)

45 (0)

Hàn Quốc

85 (6,3)

30 (22,0)

169 (30,0)

Nhật Bản

69,2 (-6,5)

1,2 (0)

629 (1,6)

Đài Loan

40 (0)

17,2 (3,6)

75 (5,6)

Việt Nam ngày càng nhiều doanh nghiệp giày dép có vốn FDI thâm nhập vào thị trường

Trong 3 năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 0,5 tỉ USD, lên 2 tỉ USD, với một số các công ty nước ngoài di dời nhà máy đến Việt Nam. 8% sản phẩm giày dép tại thị trường Mỹ đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình này sẽ khác trong tương lai gần.

Trung Quốc không còn là nguồn cung cấp tốt nhất đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, do giá sản phẩm tăng cao. Nhiều công ty Mỹ đã di dời từ Trung Quốc đến Việt Nam, họ tin rằng đây là thị trường hấp dẫn hơn, Matt Priest từ Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA) cho biết.

Nếu TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) được ký kết, hy vọng sẽ có thêm 364 triệu USD giày dép sẽ được nhập khẩu bởi Mỹ từ các nước tham gia TPP, trong đó 360 triệu USD sẽ từ Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó vụ trưởng vụ xuất nhập khẩu Bộ Công thương cho biết rằng, một khi TPP được ký kết, sản phẩm giày dép của Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường TPP, nhờ thuế suất thấp.

Chẳng hạn, Mỹ sẽ cắt giảm thuế quan đối với một số sản phẩm từ 50% xuống 0%. Nhiều nhà sản xuất giày dép lớn nhất trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam, bao gồm Nike, Adidas, Puma, Target Sourcing Services and Dansu Group.

Wolverine Worldwide,  công ty đầu tiên của Mỹ đã đến Việt Nam và xây dựng nhà máy cách đây 20 năm, và đã mở rộng kinh doanh ở đây.

Lần đầu, công ty đã có kế hoạch tập trung đầu tư vào Trung Quốc, nhưng Hội đồng quản trị đã thay đổi. Scott Thomas, một nhà điều hành cấp cao tại Wolverine Worldwide cho biết, do các vấn đề mới tại Trung Quốc, công ty đang xem xét di dời một số nhà máy sang các nước khác, chủ yếu là Việt Nam.

Ever Rite International  có trụ sở tại Mỹ cũng đã di dời một số nhà máy của công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam, sau khi công ty nhận ra rằng, chi phí sản xuất tại Trung Quốc cao hơn.

Oliver Ng,  một nhà điều hành cấp cao tại Tập đoàn cho biết, nhà máy cuối cùng của Ever Rite International tại Trung Quốc đã di dời đến Việt Nam trong tháng 9/2013. Mười năm trước đây, vào năm 1993, tập đoàn xây dựng nhà máy đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ever Rite, hiện có 52 dây chuyền sản xuất giày dép tại Việt Nam, dự kiến sẽ mở rộng nhanh chóng.

Báo cáo từ Bộ Công thương cho biết rằng, Việt Nam đã xuất khẩu 10,2 tỉ USD giày dép trong 10 tháng đầu năm, và hy vọng sẽ xuất khẩu 12 tỉ USD vào cuối năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó xuất khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép.

Nguồn: Tổng hợp Lefaso

Nguồn: Internet