Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến gỗ hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...; các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai, Đăc Lắc...; một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tẩptung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực Đồng bằng Sông hồng như Hà Nội,Bắc Ninh,Hà Tây, Vĩnh Phúc....

Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 6 tháng đầunăm là 1.448 doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu uỷ thác). Trong đó có khoảng 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 20% lượng doanh nghiệp nhưng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp này lại chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Từ đầu năm 2009 đến nay có thể coi là thời kỳ khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp ngành gỗ. Đã có nhiều doanh nghiệp không thể trụ được dẫn đến phá sản, sáp nhập...Thời kỳ khó khăn nhất đã qua đi, những doanh nghiệp vượt qua được thời kỳ nàyđể trụ lại có thể nói là những doanh nghiệp khá vững vàng và chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng phát triển vững chắc  của doanh nghiệp trong thời gian tới.Đây có thể coi là thời kỳ tái cấu trúc của ngành để tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.  

 

Nguồn: Vinanet