Kim ngạch xâuts khẩu rau quả của Việt Nam tháng 6/2010 đạt 41 triệu USD, tăng 61,3% so với tháng 5/2010, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt 222 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước 6 tháng đầu năm 2010.

Theo Bộ NN&PTNT, diện tích cây ăn quả trong năm 2010 ước đạt 800 nghìn ha, tăng 10.000 ha so với năm 2009. Trong những năm qua, diện tích canh tác không ngừng tăng lên. Năm 2009 đạt 790 ngàn ha (so với năm 2008 tăng thêm 15 nghìn ha, so với năm 2007 tăng 11,5 nghìn ha. Tốc độ tăng bình quân 2%/năm). Sản lượng mỗi 0nawm ước đạt 7-8 triệu tấn, trong đó có nhiều loại ngon như: nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều, sầu riêng sữa hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, thanh long…

Các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 là Trung Quốc, chiếm 11,4% trong tổng kim ngạch, đạt 25,4 triệu USD, dự báo xuất khẩu trái cây sng thị trường Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục tăng; Nhật Bản chiếm 7,5% trong tổng kim ngạch đạt 16,8 triệu USD; Hà Lan chiếm 7% trong tổng kim ngạch đạt 15,7 triệu USD…

Hiện nay đang nhiều loại trái cây ngon và đặc trưng trong nước bước vào vụ thu hoạch rộ, nhiều đối tác nhập khẩu đã sang tìm hiểu và đặt hàng với lượng lớn. Do đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây cũng sẽ tăng mạn. Xuất khẩu tráicaay đã liên tục tăng trong nửa cuối năm 2009, xu hướng này sẽ diễn ra trong những tháng cuối năm 2010.Xuất khẩu trái cây sang những thị trường truyền thống cũng không ngừng tăng lên.

Theo danh sách của Tổng cục Kiểm định và giám sát chất lượng Trung Quốc công bố, Việt Nam được phép xuất khẩu 8 chủng loại trái cây vào Trung Quốc gồm: Xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu,chôm chôm, mít, thanh long. Vừa qua, hai hiệp hội trái cây của hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông (Trung quốc) sang Việt Nam tham gia mong muốn khảo sát thị trường cũng như tìm đối tác tại Việt Nam. Hội trưởng Hiệp hội trái cây tỉnh Quảng Tây cho biết tổ chức của ông sẽ ký kết hợp tác với một số các nhà vườn Việt Nam, trước mắt là với các nhà vườn của tỉnh Tiền Giang để nhập khẩu trái cây.

Thái Lan là nước chuyên xuất khẩu trái cây nhưng nhu cầu nhập khẩu những loại trái cây đặc sản, chất lượng cao của họ cũng khá lớn. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thanh long ruột đỏ đặc sản của Việt Nam sang Thái Lan tăng rất mạnh. Ngoài Thanh long ruột đỏ, còn có dừa khô lột vỏ và chanh dây. Ngay sau khi cam kết giảm thuế xuất khẩu nông sản vào Nhật Bản có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, tìm kiếm đối tác nhập khẩu nhờ vậy xuất khẩu trái cây sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng mạnh, đặc biệt từ khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu trái thanh long hồi cuối tháng 10/2009.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả trong thời gian qua tăng trưởng khá đều nhưng chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do tăng giá. Xuất khẩu tươi rất ít (chiếm tỉ trọng 2,5% so với rau quả chế biến). Chưa có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn trong khi khả năng chế biến của doanh nghiệp còn thừa.

Phó chủ tịch Vinafruit, Giám đốc Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang cho biết, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có những thuận lợi và khó khăn nhất định, như sự chênh lệch về tỷ giá giữa đồng EURO và USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu rau quả vẫn tăng, ngay cả công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang cũng tăng trên 17%. Hiện chúng ta đã mở thêm một số thị trường Trung Đông, và thị trường trong nước cũng đang quay lại với trái cây nội, dù có bề ngoài không bắt mắt nhưng chất lượng an toàn vì không có chất bảo quản và dư lượng thuốc BVTV. Dự báo, xuất khẩu rau quả 5 tháng cuối năm sẽ rất thuận lợi, nhưng sẽ khó đạt được mốc 1 tỷ USD rau quả vào năm 2010 như chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ.

Nguồn: Vinanet