Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 360 - 370 USD/tấn đối với gạo 5% tấm, làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu. Bên cạnh đó, với nguồn cung trong nước giảm và thiếu nước một phần đe doạ vụ hè thu, giá gạo có thể sẽ không giảm trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, giá gạo xuất khẩu tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu chính. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã từ 385 - 388 USD/tấn (FOB) vào tuần trước lên 385 - 402 USD/tấn vào thứ Năm (2/5/2019). Còn giá gạo 5% tấm tại Ấn Độ đã giảm trong tuần thứ 4 liên tiếp xuống 373 - 376 USD/tấn so với tuần trước là 375 - 378 USD.
Một nhà xuất khẩu tại Ấn Độ cho biết, nhu cầu từ thị trường thế giới không có sự cải thiện, khi người mua đang trì hoãn mua hàng.
Ngoài ra, quyết định chấm dứt miễn trừ lệnh trừng phạt đối với các nhà nhập khẩu lớn dầu thô Iran của Mỹ có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa, gồm cả gạo basmati, của nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Theo nhà xuất khẩu gạo Kohinoor Foods, Iran vẫn luôn thiếu 2 triệu tấn gạo mỗi năm, và sẽ mua 1 triệu tấn từ Ấn Độ và phần còn lại từ Thái Lan và nhà sản xuất địa phương.
Với tỉ trọng xuất khẩu gạo basmati sang Iran, bất kì sự điều tiết nào về doanh số bán hàng trên thị trường này đều có thể có tác động giảm giá đối với gạo basmati trên toàn cầu.
Về diễn biến hoạt động xuất khẩu khác, mới đây Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Myanmar thông qua đường biển, tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á từ mức 100.000 tấn hiện tại, theo ông U Khin Maung Lwin, Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar.
Liên đoàn Gạo Myanmar (MRF) cho biết quyết định này được đưa ra sau khi hai nước thảo luận gia tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Myanmar lên 400.000 tấn tại Diễn đàn Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar lần thứ hai, diễn ra tại tỉnh Vân Nam hồi tháng 2.
Trong khi đó, công ty thương mại hàng hoá Olam International, có trụ sở tại Singapore, đã bị Bờ Biển Ngà cấm cửa xuất khẩu gạo vào quốc gia này trong vòng 1 năm sau vụ tiêu huỷ 18.000 tấn gạo hỏng.
Tại thị trường trong nước, theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp tháng 4/2019 nhìn chung ổn định, các địa phương tập trung vào chăm sóc cây trồng vụ đông xuân ở phía Bắc, thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và gieo trồng lúa hè thu ở phía Nam.
Tính đến ngày 15/4/2019, cả nước gieo cấy được 3,12 triệu ha lúa đông xuân, bằng 100,6% cùng kỳ năm trước. Hiện nay, lúa đông xuân tại các địa phương phía Bắc sinh trưởng và phát triển tốt, đang trong thời kỳ đứng cái và làm đòng. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới nhiệt độ tăng khiến sâu bệnh gây hại trên lúa diễn biến phức tạp, nhất là bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, rầy các loại...,
Năng suất lúa đông xuân vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ước đạt 67,5 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 10,8 triệu tấn, giảm 5,5 nghìn tấn. Do nắng nóng kéo dài trên diện rộng gây ảnh hưởng tới năng suất lúa, làm giảm sản lượng lúa đông xuân toàn vùng so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo vụ hè thu năm nay gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt nguy cơ hạn hán, thiếu nước tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên trong các tháng mùa khô nên ngành nông nghiệp cần quản lý chặt lịch thời vụ xuống giống, khuyến cáo các địa phương áp dụng kỹ thuật canh tác để hạn chế tác động của khô hạn đến sản xuất, đồng thời bảo đảm nguồn nước tưới cho lúa.

 

Giá lúa, gạo tại đồng bằng sông Cửu Long từ 18- 25/4/2019

ĐVT: đ/kg

Loại lúa/gạo

18/4/2019

25/4/2019

Lúa tươi tại ruộng

Hạt dài

4.850 – 5.325

4.850 – 5.300

Hạt thường

4.625 – 4.850

4.650 – 4.775

Lúa khô/ướt tại kho

Hạt dài

5.475 – 6.500

5.450 – 6.500

Hạt thường

4.725 – 5.850

4.800 – 5.850

Gạo Nguyên liệu

Lứt loại 1

6.750 – 7.950

6.825 – 8.300

Lứt loại 2

6.650 – 6.700

6.700 – 6.850

Xát trắng loại 1

7.650 – 9.350

7.775 – 9.400

Xát trắng loại 2

7.600 – 7.700

7.750 – 7.850

 

Giá lúa gạo tại ĐBSCL tháng 5/2019

ĐVT: đ/kg

Chủng loại

2/5/2019

3/5/2019

Lúa tươi IR 504

4.700 – 4.750

4.700 – 4.750

Gạo NL IR 504 mới

6.750 – 6.780

6.800(+25)

Gạo TP IR 504

7.900

7.900

Nguồn: VTIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet