Lượng mua quá mức trong tháng 7/2024 dẫn đến tình trạng tích trữ hàng tồn kho tại các nhà máy lọc dầu. Dự trữ trong nước đủ khiến nhà nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới này giảm bớt lượng mua, đẩy áp lực về phía hai nhà sản xuất dầu cọ chính là Indonesia và Malaysia.
SEA cho biết, lượng dầu đậu tương nhập khẩu tăng 16% lên mức 454.639 tấn, trong khi nhập khẩu dầu hướng dương lại giảm 22,5% xuống còn 284.108 tấn. Nhập khẩu dầu cọ và dầu hướng dương giảm khiến tổng lượng dầu ăn nhập khẩu của Ấn Độ giảm 17%, xuống còn 1,53 triệu tấn.
Trước đây, dầu cọ thường được giao dịch với mức giá mềm hơn các loại dầu thực vật cạnh tranh, nhưng hiện tại, giá dầu cọ được chào bán cao hơn 40 USD/tấn so với dầu đậu tương đối với các lô hàng tháng 9/2024.
Theo SEA, mặc dù lượng nhập khẩu dầu cọ trong tháng 8/2024 thấp hơn, nhưng tồn kho trong nước đã tăng lên mức 2,93 triệu tấn vào ngày 01/9/2024, mức cao nhất 9 tháng.
Theo Rajesh Patel, đối tác tại Công ty môi giới và kinh doanh dầu ăn GGN Research, lượng dầu ăn nhập khẩu của Ấn Độ có thể giảm vào tháng 9 này do lượng dầu đậu tương và dầu hướng dương mua vào ít hơn.
Ấn Độ chủ yếu mua dầu cọ từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan, trong khi nhập khẩu dầu đậu tương và dầu hướng dương từ Argentina, Brazil, Nga và Ukraine.

Bảng chi tiết giá dầu đậu tương các kỳ hạn trên sàn CBOT ngày 17/9

(Đvt: US cent/lb)

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 10/24

39,75

39,96

39,75

39,95

39,75

Tháng 12/24

39,11

39,29

39,10

39,28

39,11

Tháng 1/25

39,19

39,36

39,18

39,36

39,19

Tháng 3/25

39,46

39,59

39,46

39,59

39,42

Tháng 5/25

39,75

39,90

39,75

39,89

39,72

Tháng 7/25

39,99

40,13

39,99

40,13

39,96

Tháng 8/25

40,16

40,16

40,16

40,16

39,99

Tháng 9/25

39,80

40,32

39,63

39,95

39,93

Tháng 10/25

39,55

40,19

39,46

39,79

39,77

Tháng 12/25

39,66

40,25

39,52

39,84

39,82

Tháng 1/26

39,65

40,29

39,64

39,91

39,89

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters, Tradingcharts