*Bạc Liêu khan hiếm cua giống thả nuôi    

Bạc Liêu đang bước vào mùa nuôi cua chính vụ, nhưng hiện nay lượng cua giống quá ít, trong khi nhu cầu nuôi quá lớn, nên xảy ra tình trạng tranh giành nhau mua, đẩy giá cua giống lên cao.

Giá cua giống dao động từ 700 - 2.500 đồng/con tùy theo kích cỡ các loại giống. Con giống sản xuất không đủ cung, nên nhiều người dân cào bắt trái phép con giống ven biển để bán.

Trong khi giá con tôm sú xuống thấp, thì giá cua thương phẩm trên thị trường vẫn ổn định ở mức cao, do đó có đến 80% diện tích nuôi tôm sú được thả nuôi đan xen với cua. Cua gạch bán cho thương lái hiện có giá gần 200.000 đồng/kg và cua loại nhất khoảng 80.000 đồng/kg...

*Phân bón lại tăng giá

Vụ lúa hè thu tại các tỉnh ĐBSCL phải đến tháng 4 mới gieo trồng đồng loạt, hiện chỉ mới có một số vùng ở An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh... đang xuống giống sớm; nhu cầu sử dụng phân bón chưa nhiều, thế nhưng giá cả gần đây bị đẩy lên khá cao.

Giá phân urê tại Tiền Giang hiện nay đã lên đến 6.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với đầu năm. Và sắp tới khả năng mặt hàng này sẽ còn tăng giá tiếp vì một số nơi giá urê đã được đẩy lên đến 6.800 đồng/kg. Tương tự, mặt hàng kali cũng đang sốt giá, hiện đã lên đến 12.500 đồng- 13.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng- 2.000 đồng/kg. Phân NPK từ 8.500 đồng- 9.000 đồng/kg, nay cũng đang đứng ở mức giá 9.500 đồng-10.000 đồng/kg...

Các đại lý phân bón cho biết hiện muốn lấy hàng của các nhà máy không dễ dàng chút nào. Họ chỉ rót hàng theo kiểu nhỏ giọt để chờ vào mùa vụ khi nhu cầu tăng cao sẽ đẩy giá lên thêm.

Một nguyên nhân khác góp phần đẩy giá phân bón tăng cao trong thời gian tới là các đại lý phân bón hiện không dám trữ hàng nhiều như trước.

*Giá cao su iên tục lên cơn “sốt”

Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, những ngày qua giá cao su liên tục lên cơn “sốt”. Hiện giá cao su xuất khẩu đã lên đến 1.400-1.500 USD/tấn, tăng 100-150 USD/tấn so với thời điểm đầu năm.

Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới phục hồi nhanh trong khi sản lượng không đủ cung cấp do đang trái vụ. Với giá xuất khẩu hiện nay các doanh nghiệp thu lời được 200-300 USD/tấn. 2 tháng dadàu năm 2008 các doanh nghiệp đã xuất khẩu trên 74.384 tấn cao su các loại, đạt kim ngạch 102 triệu USD.

*Giá rau xanh tại Hà nội tăng

Phần lớn các chợ tại Hà Nội, các mặt hàng rau nhích thêm ít nhất 500 đồng so với tuần trước. So với tháng trước, giá tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Nguyên nhân, rau tăng giá vì nguồn cung không dồi dào như trước nữa. Sau đợt rau ế phải đổ, người dân trồng ít đi khiến nguồn cung bị giảm, đồng thời trong thời gian này các khu vực trồng rau đang bước vào vụ mùa mới nên nguồn cung bị giảm đi, các loại rau của vụ xuân, vụ đông cũng đã hết nên rau khan hiếm.

Một mớ rau mùi nhỏ giá 2.000 đồng, rau thơm 2.500 đồng... Nếu như tháng trước rau cải cúc chỉ 1.000 đồng mớ thì nay là 2.000 đồng, mùng tơi 3.500-4.000 đồng. Đỗ xanh loại xấu cũng bán được 11.000 đồng một kg. Súp lơ nhỏ mà hàng nào cũng “quát” tới 5.000 đồng một cái. Có thời điểm su hào bán rẻ như cho không. Cả xe su hào người bán cũng chỉ thu vài chục nghìn đồng nhưng giờ một củ su hào đã lên 3.000 đồng.

*Đắk Lắk: Nông dân trồng tiêu giữ hàng để chờ giá lên

Đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản thu hoạch xong niên vụ tiêu 2009 vơi ssản lượng đạt trên 6.462 tấn tiêu hạt. Tuy nhiên, do giá tiêu hạt hiện nay chỉ ở mức 27.500 đ/kg, thấp hơn 10.000 đ/kg so với đầu năm nên các nông hộ trồng tiêu dùng không bán ra để chờ giá lên.

Hiện tỉnh có trên 4.500 ha tiêu, tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Cư M’Gar, Krông Búk, Cư Kuin.

 

Nguồn: Vinanet