Trong bối cảnh 09 tháng đầu năm 2008, ngành công nghiệp của quốc gia này như “ngồi trên lửa” bởi sự khan hiếm giấy và bột giấy các loại. Các nhà hoạch định chiến lược cho ngành công nghiệp giấy và bìa cũng như các nhà sản xuất nội địa đã hy sinh lợi nhuận để đề nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu giấy và bìa (4%) nhằm đáp ứng nhu cầu của “thị trường mới nổi” này. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các báo cáo đều cho rằng “mặc dù thuế nhập khẩu đã giảm nhưng lượng hàng nhập về cũng chỉ ở mức nhỏ giọt (Theo báo cáo của Hindu Businessline và Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Ấn Độ (IPMA)) và đây cũng là tình hình chung của thế giới trong 09 tháng đầu năm 2008 (Lưu ý rằng thị trường Ấn Độ tiêu thụ hàng năm khoản 10 triệu tấn giấy và bìa, tức gấp hơn 5 lần tiêu thụ giấy của Việt Nam).
Và khi tình hình đảo chiều giá giấy và bìa các loại giảm giá trên toàn cầu thì thuế nhập khẩu lại được đề xuất tăng từ 10% lên 15% nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước (Theo IPMA) và nhìn chung các diễn biến đều giống hệt như những gì đang diễn ra ở nước ta.
Theo các ghi nhận về giá của các loại giấy in, viết (định lượng 70gsm – 90ISO), thì giá bán các loại giấy này đã giảm   từ 950USD/tấn (kể từ thời điểm cao nhất là tháng 09/08) xuống còn 700 USD/tấn vào cuối tháng 12/08, thậm chí người mua có thể mua các loại giấy in viết với chất lượng thấp hơn và giá chỉ đang ở mức 680USD/tấn. Nhiều người cho rằng sẽ có rất nhiều đơn hàng với lượng mua khoảng 5.000 tấn sẽ được thực hiện tại thị trường Ấn Độ.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, giá nguyên nhiên liệu, chi phí vận chuyển sụt giảm và chính phủ Ấn Độ đang thực hiện mọi biện pháp nhằm gia tăng xuất khẩu (trong đó có việc hạ giá đồng rupee) thì việc giá thành sản xuất giấy và bìa các loại nằm ở mức thấp là điều đương nhiên (đây cũng là xu hướng chung của thế giới).
Các chuyên gia phân tích thị trường của Ấn Độ cho biết thêm “Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay xuất khẩu giảm sút dẫn đến giá các loại giấy bìa (kể cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) giảm là điều chắc chắn xảy ra, vì vậy không có gì đáng lo khi phải giảm giá. Còn đối với các loại giấy in, viết thì hiện nay mặc dù tình hình thị trường có nhiều trở ngại do nhu cầu yếu kém, tuy nhiên tình hình sẽ nhanh chóng ấm lên vì các nhà gia công tập vở, sổ sách,…sẽ phải quay lại khi mùa làm tập vở sắp đến và nếu tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn thì giấy in chắc chắn sẽ giảm nhưng còn giấy viết sẽ ít bị tác động do nhu cầu học tập sẽ không thay đổi”.
Một vấn đề khác cũng được các chuyên gia này đề cập đó là việc 02 cường quốc sản xuất giấy lớn của Châu Á là Indonesia và Trung Quốc sẽ có những cuộc đổ bộ rầm rộ vào thị trường Ấn Độ nhằm giải quyết lượng tồn kho cao ngất ngưởng là điều khó tránh khỏi, và giá bán sẽ nằm ở mức rất thấp (đây cũng là 02 thị trường lớn nhất xuất khẩu giấy và bìa các loại vào Ấn Độ).
Trước những diễn biến trên, các nhà sản xuất giấy và bìa Ấn Độ đã giảm mạnh giá bán bằng với giá nhập khẩu cho các loại giấy in, viết và đang ở mức 700USD/tấn, còn các loại giấy bìa khác cũng đã giảm 1.600 – 2.000 rupee/tấn. Các nhà sản xuất nội địa cho biết thêm “chúng tôi đã thực hiện giảm giá nhằm ngăn chặn sự tấn công của nhập khẩu và điều quan trọng là chúng tôi vẫn sẽ duy trì được 100% công suất sản xuất. Còn việc tồn kho của các tháng trước chúng tôi sẽ xử lý dần khi có cơ hội”.
Các chuyên gia phân tích thị trường của Ấn Độ còn cho biết thêm “hiện tại tồn kho của Indonesia và Trung Quốc đang ở mức hơn hai tháng công suất sản xuất và họ sẽ buộc phải tìm mọi cách để gia tăng xuất khẩu đến các quốc gia khác có thể. Và việc tăng thuế nhập khẩu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu của các đơn vị gia công của Ấn Độ và mức thuế được xem là trung hòa được cả sản xuất trong nước, nhập khẩu và xuất khẩu là 12% chứ không phải là 15% như đề xuất.
Như vậy, Ấn Độ đã và đang thực hiện các bước đi cho ngành công nghiệp giấy và bìa của họ và chúng ta nhìn cũng đã thấy được những ưu và khuyết điểm của họ. Điều còn lại là các nhà hoạch định chiến lược và các nhà sản xuất Việt Nam phải chọn lựa cho mình giải pháp phù hợp với thực trạng của ngành công nghiệp giấy và bìa Việt Nam. Điều quan trong là phải tận dụng được lợi thế cạnh tranh, khai thác các tiềm năng sẵn có, lưu ý đến thuế xuất khu vực ASEAN +3, vì giá nhập khẩu sẽ giảm nhiều hơn mức tăng thuế (sẽ được thực thi).

Nguồn: Internet