Việt Nam đã xuất khẩu 10.000 tấn hạt tiêu trong nửa đầu tháng 7, làm giảm lượng dự trữ xuống khoảng 20.000 – 30.000 tấn.

Việc người trồng tiêu ở Việt Nam lưỡng lự không muốn bán hàng ra khi giá thấp và bởi thấy thời tiết không thuận lợi đã làm căng thẳng thêm trên thị trường gia vị thế giới. Việt Nam là quốc gia sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới. Việt Nam dự định xuất khẩu 35.000 – 40.000 tấn hạt tiêu trong nửa cuối 2009, đưa tổng số lượng xuất khẩu của cả năm lên tới 100.000 tấn.

Đồng thời, sản lượng của Indonexia dự báo giảm, trong khi vụ thu hoạch ở Brazil chậm lại khoảng 1 tháng, và sản lượng cũng sẽ giảm. Nguồn cung ở Ấn Độ được đánh giá là hạn hẹp do nhu cầu trong nước mạnh và sản lượng vụ trước thấp.

Nhu cầu mạnh và nguồn cung khan hiếm chắc chắn sẽ đẩy giá hạt tiêu tăng trong tháng tới. Tuy nhiên, điều đó cũng còn phụ thuộc vào vụ mùa này ở Indonexia.

Tại Ấn Độ, thị trường trong nước có dấu hiệu tăng giá vào mùa mưa. Nhu cầu trong nước đang rất mạnh, và các thương gia đều hy vọng xuất khẩu sẽ phục hồi, bởi theo Nalini Rao, nhà phân tích thuộc hãng Angel Broking Ltd., mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Ấn Độ với hạt tiêu Việt Nam và Indonexia đã giảm mạnh, tạo cơ hội thu hút khách hàng quay trở lại với hạt tiêu Ấn Độ trong những tuần tới.

Các nhà sản xuất hạt tiêu Ấn Độ đang lo ngại hạt tiêu nhập khẩu tràn vào thị trường của họ và làm giảm giá hạt tiêu nội.

Trong tuần qua, giá các hợp đồng tại sở giao dịch NCDEX đều tăng giá, với các hợp đồng kỳ hạn tháng 8, 9 và 10 tăng giá lần lượt 652 Rupi, 686 Rupi và 667 Rupi lên 13.310 Rupi, 13.501 Rupi và 13.676 Rupi/100 kg vào lúc kết thúc tuần qua.

Ấn Độ cũng đang đối mặt với mức dự trữ hạt tiêu thấp. Gần đây Ấn Độ không cạnh tranh  mạnh trên thị trường thế giới, bởi nhu cầu nội địa cao, nguồn cung dành cho xuất khẩu không nhiều.  So với Việt Nam và Brazil, nhu cầu thế giới đối với hạt tiêu Ấn Độ là rất ít. Trên thị trường quốc tế, Việt Nam và Indonexia đều tăng giá chào bán. Đồng Rupiah của Indonexia tăng giá càng làm cho giá hạt tiêu của nước này trở nên đắt hơn trên thị trường thế giới.

Hạt tiêu đen của Ấn Độ giá 2.850-2.875 USD/tấn (c&f). Giá báo các loại hạt tiêu khác C&F New York như sau:

MG1Asta giá 2.750-2.900 USD/tấn, Lampong Asta giá 2.700-2.750 USD/tấn; Vietnam Asta giá 2.725 USD/tấn, Vietnam 550 GL giá 2.525 USD/tấn (f.o.b.); Vietnam 500 GL giá 2.375 USD/tấn (f.o.b.); Brazil Asta giá 2.400 (f.o.b.) kỳ hạn giao tháng 8 và vụ mới (tháng 9/10). Hạt tiêu Brazil B1 giá 2.300 USD/tấn (f.o.b.), kỳ hạn tháng 8. Hạt tiêu MSLV Asta giá 2.700 USD/tấn (c&f). Hạt tiêu Muntok trắng giá 4.100 USD/tấn (f.o.b.) và Vietnam trắng giá 3.700-3.750 USD/tấn (c&f).

Trong 3 tháng qua, giá hạt tiêu giảm và nhiều thương gia châu Âu đã tranh thủ mua vào để dự trữ.

Dự báo giá hạt tiêu sẽ tăng đáng kể trong nửa cuối năm nay do sự khan hiếm và điều kiện thời tiết xấu tại các quốc gia sản xuất hồ tiêu. Theo Ban Thương mại Hạt tiêu Brazil, kho dự trữ hạt tiêu trong 6 tháng cuối năm 2009 là rất thấp, vì vậy giá hạt tiêu được dự đoán sẽ tăng đáng kể.

Ngoại trừ ở Brazil, mùa vụ kế tiếp sẽ bắt đầu cuối tháng 12. Đối với Việt Nam, hạt tiêu sẽ cho thu hoạch từ tháng 2. Vụ thu hoạch hạt tiêu của Brazil sẽ bắt đầu vào tháng 8, nhưng nhu cầu thế giới sẽ được cải thiện trong tháng 9 do có sự thay đổi của thời tiết.

Giá hạt tiêu thế giới ngày 31/7:

Loại
Giá
Ấn Độ
2.850-2.875 USD/tấn (c&f)
MG1Asta
2.750-2.900 USD/tấn
Lampong Asta
2.700-2.750 USD/tấn
Vietnam Asta
2.725 USD/tấn
Vietnam 550 GL
2.525 USD/tấn (f.o.b.)
Vietnam 500 GL
2.375 USD/tấn (f.o.b.)
Brazil Asta
2.400 (f.o.b.)
Brazil B1
2.300 USD/tấn (f.o.b.)
MSLV Asta
2.700 USD/tấn (c&f)
Muntok trắng
4.100 USD/tấn (f.o.b.)
Vietnam trắng
3.700-3.750 USD/tấn (c&f)

Nguồn: Vinanet