Trừ Ấn Độ, tất cả các nước sản xuất khác như Việt Nam đã tăng mạnh xuất khẩu trong năm qua.

Tài khoá 2008/09, xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ giảm xuống 25.250 tấn, trị giá 4.137,4 triệu Rupi, so với 35.000 tấn trị giá 519,50 triệu Rupi cùng kỳ năm ngoái, tức là giảm lần lượt 28% và 20%.

Theo Uỷ ban Gia vị Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu vào Mỹ giảm xuống 55.000 tấn trong năm 2008, so với trung bình 60.000 tấn mọi năm. Do kinh tế suy thoái, các công ty lớn của Mỹ không giữ nhiều hàng dự trữ, nên cũng không nhập khẩu nhiều.

Giá hạt tiêu của Ấn Độ cao cũng là lý do khiến xuất khẩu không mạnh. Trong 12 tháng của tài khoá vừa qua, giá hạt tiêu Ấn Độ cao hơn trung bình 300 – 400 USD/tấn so với hạt tiêu Việt Nam, Indonexia và Brazil  - ba nước cung cấp hạt tiêu lớn khác.

Giá FOB tăng mạnh cũng là lý do khiến xuất khẩu giảm. Giá hạt tiêu trung bình, FOB, trên thị trường Ấn Độ đã tăng lên 163,86 Rupi/kg, so với 148,43 Rupi niên vụ 2007/08, 106,50 Rupi niên vụ 2006-07 và 86,94 Rupi niên vụ 2005-06.

So với Việt Nam, giá trung bình của hạt tiêu Ấn Độ cao hơn 40 Rupi/kg. Mặc dù biến động kinh tế, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam vẫn tăng, đạt 53.692 tấn trong những tháng 1 – 5/2009, so với 48.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Giá hạt tiêu Ấn ĐoỌ tăng là do sản lượng của nước này vẫn trì trệ ở mức 50.000 tấn, trong khi nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên. Ấn Độ tiêu thụ trên 50% sản lượng của mình, trong khi Việt Nam sản xuất gấp đôi Ấn Độ mà lại chỉ tiêu thụ 10% sản lượng.

Xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ trong tài khoá 2007/08 đạt trị giá 5.190 triệu Rupi trong năm 2007/08, so với 28.750 tấn trị giá 3.062 triệu Rupi năm 2006-07, tăng lần lượt 22% và 70% so với năm trước.

Uỷ ban Gia vị Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu 35.000 tấn, trị giá 5200 triệu Rupi trong năm 2008-09, song con số thực tế giảm 28% về khối lượng và 20% về trị giá.

Xuất khẩu gừng của Ấn Độ trong tài khoá vừa qua cũng giảm 25%, trong khi xuất khẩu ớt giảm 10%.

Mỹ đứng đầu trong số các thị trường tiêu thụ hạt tiêu Ấn Độ, nhập khẩu 10.050 tấn, chiếm 40% tổng xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ. Tiếp đến là Anh với 1.475 tấn, Italy (1.290 tấn), Canada (1.265 tấn) và Đức (1.200 tấn)

Nguồn: Vinanet